Dù nhỏ, tưởng như vô hại nhưng những thói quen này lại có khả năng khiến da mặt bạn thành ‘trận địa’.
1. Giặt cọ trang điểm thường xuyên, đúng cách
Cọ trang điểm nên được giặt sạch mỗi tuần/lần. Đây là nơi dễ sinh nấm mốc, tích tụ vi khuẩn. Nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ thì tất cả đám vi khuẩn này sẽ được quét trực tiếp lên da mỗi khi trang điểm. Bạn đừng nghĩ cọ được chùi bằng khăn ướt lấy hết phấn bám là đã sạch rồi nhé. Hãy giặt cọ bằng dầu gội, xà bông hoặc dung dịch chuyên dùng.
2. Cất mút trang điểm vào hộp đựng riêng
Mỗi lần dùng xong mút trang điểm, bạn nên giặt, để khô và cất vào hộp riêng. Tốt nhất là hộp đi kèm bông mút để tránh bị dây bẩn.
3. Nghe điện thoại bằng tai nghe
Hãy tập thói quen nghe điện thoại bằng dây tai nghe thay vì áp màn hình lên tai. Bạn nên biết màn hình điện thoại rất bẩn vì hàng ngày chúng mình quẹt tay lên hàng trăm lần, chưa kể còn tiếp xúc với mặt bàn, mặt trong túi xách,… Nếu áp màn hình lên má, phần da ở má sẽ dễ bị nhiễm bẩn gây mụn.
4. Đựng cọ trang điểm vào túi riêng
Nếu mang một ít cọ theo mình, bạn nên xếp cọ ngay ngắn vào một chiếc túi nhỏ đựng riêng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ lông cọ mà còn giữ vệ sinh.
5. Không dùng chung đồ trang điểm
Ngay cả với những cô bạn thân, bạn cũng nên tế nhị từ chối dùng chung đồ trang điểm nếu không muốn da dẻ của cả 2 “biểu tình”.
6. Tạo kiểu tóc trước khi trang điểm
Sức nóng từ máy sấy, máy tạo kiểu có thể biến đổi mỹ phẩm và gây kích ứng da. Để tránh hậu quả này, bạn nên làm tóc xong xuôi rồi mới bắt đầu trang điểm.
7. Không dùng mỹ phẩm body bôi lên mặt
Vì da mặt nhạy cảm hơn nên các sản phẩm bôi mặt thường có thành phần dịu nhẹ, ít gây kích ứng. Các sản phẩm dùng toàn thân lại ít yêu cầu về độ nhạy cảm bằng.
8. Dùng bông tăm để lấy mỹ phẩm
Khi muốn chấm kem hay thoa son hũ, bạn nên dùng cọ và tăm bông thay vì dùng tay. Cho dù có rửa sạch đến thế nào, tay bạn vẫn có nguy cơ dính vi khuẩn cao hơn, ví dụ như lúc vặn nắp hũ chẳng hạn.
9. Dùng giấy thấm dầu thay vì phấn phủ hút dầu
Để lớp makeup luôn ráo mịn suốt cả ngày, không bị tình trạng “chảo dầu”, bạn nên dùng giấy thấm dầu để giải quyết. Phấn phủ hút dầu nếu phủ dày sẽ khiến lỗ chân lông bị tắc, dầu chưa hết thì mụn đã tấn công.
10. Thay vỏ gối cotton bằng vỏ lụa
Vỏ gối cotton được yêu thích vì dễ in ấn tạo họa tiết đẹp mắt, dễ giặt sạch, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên nếu muốn da mặt và tóc được bảo vệ tối ưu, bạn nên đầu tư vỏ gối lụa tơ tằm.
11. Để miếng dán “giải quyết” mụn bọc thay vì nặn
Những miếng dán mụn có công dụng khá “thần thánh” là chứa tinh chất làm dịu da, nhanh khô nhân mụn, bảo vệ mụn khỏi bụi bẩn và lớp trang điểm. Chưa kể miếng dán còn giúp phần da mụn của bạn “thẩm mỹ” hơn. Đừng dại hăm hở đi nặn mụn khi thấy đầu mụn vừa sưng nhé, chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn.
1. Giặt cọ trang điểm thường xuyên, đúng cách
2. Cất mút trang điểm vào hộp đựng riêng
3. Nghe điện thoại bằng tai nghe
4. Đựng cọ trang điểm vào túi riêng
5. Không dùng chung đồ trang điểm
6. Tạo kiểu tóc trước khi trang điểm
7. Không dùng mỹ phẩm body bôi lên mặt
8. Dùng bông tăm để lấy mỹ phẩm
9. Dùng giấy thấm dầu thay vì phấn phủ hút dầu
10. Thay vỏ gối cotton bằng vỏ lụa
11. Để miếng dán “giải quyết” mụn bọc thay vì nặn
Xem thêm thông tin:
Chi phí điều trị nám da mặt 2017, Thẩm mỹ viện nào trị nám tốt nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Cách điều trị nám da mặt bằng tự nhiên hiệu quả nhất
Chi phí điều trị nám da mặt 2017, Thẩm mỹ viện nào trị nám tốt nhất tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Cách điều trị nám da mặt bằng tự nhiên hiệu quả nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét